CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG DỊCH BẠCH HẦU
Bệnh bạch hầu là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, lây từ Người sang Người và có khả năng tạo thành dịch.
Người mắc bệnh bạch hầu có biểu hiện: sốt, ho, đau họng, sưng hạch vùng cổ.
Bạch hầu là một bệnh rất nguy hiểm và có thể gây nên các bệnh đường hô hấp và tim mạch, tổn thương thần kinh, suy thật và thậm chí là tử vong.
Các ca bệnh được ghi nhận tại các tỉnh Tây Nguyên, TP. Hồ Chí Minh và Điện Biên cho thấy bệnh Bạch hầu có xu hướng quay trở lại.
Để chủ động phòng chống bệnh Bạch hầu, người dân cần:
Đi tiêm vắc xin bạch hầu đầy đủ, đúng lịch theo quy định.
Thực hiện tốt vệ sinh nhà ở, nhà trẻ, lớp học, đảm bảo thông thoáng, đủ ánh sáng.
Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng. Che miệng bằng khăn sạch hoặc khuỷu tay áo khi ho, hắt hơi. Đảm bảo vệ sinh ăn uống, ăn chín, uống sôi.
Hạn chế tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
Khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh phải THÔNG BÁO NGAY cho cơ quan y tế để được cách ly, xét nghiệm, khám và điều trị kịp thời.
Người tiếp xúc gần với bệnh nhân bạch hầu đặc biệt lưu ý:
- Cách ly tại nhà 14 ngày kể từ khi tiếp xúc lần cuối với bệnh nhân bạch hầu.
- Tự theo dõi sức khỏe, khi có triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh (sốt, ho, đau họng, sưng hạch vùng cổ) phải thông báo ngay cho cán bộ y tế.
Người dân sống trong ổ dịch phải chấp hành nghiêm túc việc tiêm vắc xin và các hướng dẫn điều trị của cơ quan y tế.
Khi dịch bệnh bùng phát, cần chấp hành nghiêm túc hướng dẫn của ngành y tế để bạch hầu không lan rộng.