• :
  • :
CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỦA TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT TỈNH LAI CHÂU
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Một số biện pháp phòng chống ung thư

Ung thư là căn bệnh xảy ra khi một nhóm tế bào bình thường trong cơ thể có sự phát triển bất thường, mất kiểm soát, tạo thành một khối u. Điều này đúng với tất cả các bệnh ung thư ngoại trừ bệnh bạch cầu (ung thư máu). Nếu không được điều trị, các khối u có thể phát triển và lây lan vào mô bình thường xung quanh hoặc đến các bộ phận khác của cơ thể qua đường máu và hệ thống bạch huyết. Đồng thời có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, thần kinh và tuần hoàn hoặc giải phóng các hormone có thể ảnh hưởng đến chức năng của cơ thể.

Trên thế giới mỗi năm có khoảng 10 triệu người chết vì ung thư. WHO cho biết, ung thư là nguyên nhân thứ hai gây tử vong ở Việt Nam với khoảng 95.000 ca tử vong mỗi năm. Hàng năm có khoảng 125.000 trường hợp mới mắc ung thư. Đây là gánh nặng bệnh tật rất lớn, ảnh hưởng đến nguồn lực lao động xã hội và sự phát triển kinh tế của đất nước.

Năm 2023, ngày Thế giới phòng, chống bệnh Ung thư tiếp tục được lấy chủ đề là: “Close the care gap - Thu hẹp khoảng cách chăm sóc”. Đây là chủ đề được kéo dài trong 3 năm, từ năm 2022 - 2024. Với mục đích nâng cao nhận thức của cộng đồng về sự thiếu công bằng trong chăm sóc bệnh nhân ung thư và giải thích những rào cản còn tồn tại đối với nhiều người trong việc tiếp cận các dịch vụ và nhận được sự chăm sóc mà họ cần. Qua đó, kêu gọi mọi người dân tham gia định kỳ khám sàng lọc để sớm phát hiện ung thư, chữa bệnh dễ dàng hơn và giảm khả năng tử vong do ung thư.

Một số biện pháp phòng chống ung thư:

1. Bỏ thuốc lá: Thuốc lá là một trong những nguyên nhân của hầu hết các bệnh ung thư phổi, ung thư phế quản, ung thư vòm họng, ung thư thanh quản… Người hút thuốc lá có nguy cơ mắc ung thư phổi gấp 25 lần so với người không hút. Không chỉ vậy, người sống trong môi trường nhiều khói thuốc cũng có nguy cơ mắc ung thư cao từ 20-30%. Do đó, cần phải tránh xa thuốc lá.

2. Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, duy trì cơ thể cân đối: Luyện tập thể dục thể thao đều đặn luôn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, trong đó có phòng, chống ung thư. Mỗi ngày hãy cố gắng dành thời gian tập luyện khoảng 30 phút hoặc mỗi tuần khoảng 75-150 phút. Bên cạnh đó, nên tránh ngồi lâu một chỗ, tăng cường vận động ngay khi có thể. Duy trì cơ thể cân đối không chỉ giúp nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần mà còn giúp phòng ngừa ung thư như ung thư vú, phổi, tuyến tiền liệt, đại tràng, thận...

3. Chế độ ăn uống lành mạnh: Một chế độ ăn uống lành mạnh thực sự vô cùng quan trọng trong việc chống ung thư. Nghiên cứu cho thấy có đến 40% loại ung thư có thể được ngăn chặn nhờ chế độ ăn uống khoa học với các thực phẩm phòng chống ung thư.

+ Tăng cường các loại rau quả và trái cây tươi, ưu tiên ngũ cốc nguyên hạt, giàu chất xơ trong chế độ ăn hàng ngày. Hạn chế tiêu thụ những thực phẩm nhiều calo, chứa nhiều đường tinh luyện, giàu chất béo bão hòa và chất béo như khoai tây chiên, thức ăn nhanh, thức uống có ga, nước tăng lực... vì sẽ gây thừa cân, béo phì dẫn đến ung thư.

+ Tránh uống nhiều rượu bia vì sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư thực quản, ung thư vú, đại tràng, gan, thận…

+ Hạn chế ăn đồ chế biến sẵn như thịt nguội, dăm bông, xúc xích, thực phẩm đóng hộp…

+ Tập trung vào những thực phẩm có nguồn gốc thực vật và chứa chất béo lành mạnh như dầu ô liu, bơ và cá thay cho thịt đỏ.

4. Bảo vệ cơ thể trước ánh nắng mặt trời: Tia cực tím như UVA, UVB, UVC có trong ánh nắng mặt trời có thể làm cháy nắng, tổn thương và gây ung thư da. Từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều tia cực tím hoạt động rất mạnh, do đó để bảo vệ sức khỏe cũng như phòng, chống ung thư da, bạn nên hạn chế tiếp xúc với ánh nắng trong khoảng thời gian này. Nếu phải ở ngoài trời bạn nên mặc áo dài tay, đeo kính râm, đội mũ rộng vành. Quần áo nên chọn màu sáng hoặc tối, những màu này giúp phản xạ tia cực tím tốt. Bên cạnh đó, đừng quên thoa kem chống nắng phổ rộng với chỉ số SPF ít nhất 30 hàng ngày, ngay cả khi trời râm mát vì tia cực tím luôn hiện hữu ngay cả khi không có ánh nắng.

5. Tiêm phòng vắc xin: Một số vắc xin có thể giúp phòng chống ung thư hiệu quả như: Vắc xin viêm gan B: Phòng tránh viêm gan siêu vi B và làm giảm thiểu nguy cơ mắc xơ gan, ung thư gan về sau. Vắc xin HPV: Tiêm vắc xin HPV được khuyến nghị cho nữ giới từ 9 - 26 tuổi nhằm phòng ngừa ung thư cổ tử cung, u nhú bộ phận sinh dục, sùi mào gà...

6.  Tránh những hành vi có nguy cơ gây ung thư:

- Dùng bao cao su khi quan hệ tình dục sẽ giúp tránh nguy cơ nhiễm virus như HPV và HIV cũng như các bệnh lây qua đường tình dục khác. Không dùng chung kim tiêm với người khác vì có thể dẫn đến lây nhiễm HIV, virus viêm gan B, C phòng ung thư gan.

- Tránh tiếp xúc với các hóa chất nông nghiệp và công nghiệp: Các loại chất thải, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp; các loại khí đốt, khói bụi và phụ gia hóa học trong sản xuất công nghiệp không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn gây nguy hại cho sức khỏe của con người.

7.  Khám sức khỏe và tầm soát ung thư định kỳ: Khám sức khỏe tổng quát và tầm soát ung thư định kỳ, đặc biệt những người có nguy cơ cao giúp phát hiện các mầm mống ung thư trong cơ thể ngay cả khi chưa có biểu hiện rõ ràng, từ đó nâng cao hiệu quả điều trị.

Ung thư là căn bệnh xảy ra khi một nhóm tế bào bình thường trong cơ thể có sự phát triển bất thường, mất kiểm soát, tạo thành một khối u. Điều này đúng với tất cả các bệnh ung thư ngoại trừ bệnh bạch cầu (ung thư máu). Nếu không được điều trị, các khối u có thể phát triển và lây lan vào mô bình thường xung quanh hoặc đến các bộ phận khác của cơ thể qua đường máu và hệ thống bạch huyết. Đồng thời có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, thần kinh và tuần hoàn hoặc giải phóng các hormone có thể ảnh hưởng đến chức năng của cơ thể.

Trên thế giới mỗi năm có khoảng 10 triệu người chết vì ung thư. WHO cho biết, ung thư là nguyên nhân thứ hai gây tử vong ở Việt Nam với khoảng 95.000 ca tử vong mỗi năm. Hàng năm có khoảng 125.000 trường hợp mới mắc ung thư. Đây là gánh nặng bệnh tật rất lớn, ảnh hưởng đến nguồn lực lao động xã hội và sự phát triển kinh tế của đất nước.

Năm 2023, ngày Thế giới phòng, chống bệnh Ung thư tiếp tục được lấy chủ đề là: “Close the care gap - Thu hẹp khoảng cách chăm sóc”. Đây là chủ đề được kéo dài trong 3 năm, từ năm 2022 - 2024. Với mục đích nâng cao nhận thức của cộng đồng về sự thiếu công bằng trong chăm sóc bệnh nhân ung thư và giải thích những rào cản còn tồn tại đối với nhiều người trong việc tiếp cận các dịch vụ và nhận được sự chăm sóc mà họ cần. Qua đó, kêu gọi mọi người dân tham gia định kỳ khám sàng lọc để sớm phát hiện ung thư, chữa bệnh dễ dàng hơn và giảm khả năng tử vong do ung thư.

Một số biện pháp phòng chống ung thư:

1. Bỏ thuốc lá: Thuốc lá là một trong những nguyên nhân của hầu hết các bệnh ung thư phổi, ung thư phế quản, ung thư vòm họng, ung thư thanh quản… Người hút thuốc lá có nguy cơ mắc ung thư phổi gấp 25 lần so với người không hút. Không chỉ vậy, người sống trong môi trường nhiều khói thuốc cũng có nguy cơ mắc ung thư cao từ 20-30%. Do đó, cần phải tránh xa thuốc lá.

2. Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, duy trì cơ thể cân đối: Luyện tập thể dục thể thao đều đặn luôn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, trong đó có phòng, chống ung thư. Mỗi ngày hãy cố gắng dành thời gian tập luyện khoảng 30 phút hoặc mỗi tuần khoảng 75-150 phút. Bên cạnh đó, nên tránh ngồi lâu một chỗ, tăng cường vận động ngay khi có thể. Duy trì cơ thể cân đối không chỉ giúp nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần mà còn giúp phòng ngừa ung thư như ung thư vú, phổi, tuyến tiền liệt, đại tràng, thận...

                                                              Thường xuyên tập thể dục thể thao để rèn luyện sức khoẻ

3. Chế độ ăn uống lành mạnh: Một chế độ ăn uống lành mạnh thực sự vô cùng quan trọng trong việc chống ung thư. Nghiên cứu cho thấy có đến 40% loại ung thư có thể được ngăn chặn nhờ chế độ ăn uống khoa học với các thực phẩm phòng chống ung thư.

+ Tăng cường các loại rau quả và trái cây tươi, ưu tiên ngũ cốc nguyên hạt, giàu chất xơ trong chế độ ăn hàng ngày. Hạn chế tiêu thụ những thực phẩm nhiều calo, chứa nhiều đường tinh luyện, giàu chất béo bão hòa và chất béo như khoai tây chiên, thức ăn nhanh, thức uống có ga, nước tăng lực... vì sẽ gây thừa cân, béo phì dẫn đến ung thư.

+ Tránh uống nhiều rượu bia vì sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư thực quản, ung thư vú, đại tràng, gan, thận…

+ Hạn chế ăn đồ chế biến sẵn như thịt nguội, dăm bông, xúc xích, thực phẩm đóng hộp…

+ Tập trung vào những thực phẩm có nguồn gốc thực vật và chứa chất béo lành mạnh như dầu ô liu, bơ và cá thay cho thịt đỏ.

4. Bảo vệ cơ thể trước ánh nắng mặt trời: Tia cực tím như UVA, UVB, UVC có trong ánh nắng mặt trời có thể làm cháy nắng, tổn thương và gây ung thư da. Từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều tia cực tím hoạt động rất mạnh, do đó để bảo vệ sức khỏe cũng như phòng, chống ung thư da, bạn nên hạn chế tiếp xúc với ánh nắng trong khoảng thời gian này. Nếu phải ở ngoài trời bạn nên mặc áo dài tay, đeo kính râm, đội mũ rộng vành. Quần áo nên chọn màu sáng hoặc tối, những màu này giúp phản xạ tia cực tím tốt. Bên cạnh đó, đừng quên thoa kem chống nắng phổ rộng với chỉ số SPF ít nhất 30 hàng ngày, ngay cả khi trời râm mát vì tia cực tím luôn hiện hữu ngay cả khi không có ánh nắng.

5. Tiêm phòng vắc xin: Một số vắc xin có thể giúp phòng chống ung thư hiệu quả như: Vắc xin viêm gan B: Phòng tránh viêm gan siêu vi B và làm giảm thiểu nguy cơ mắc xơ gan, ung thư gan về sau. Vắc xin HPV: Tiêm vắc xin HPV được khuyến nghị cho nữ giới từ 9 - 26 tuổi nhằm phòng ngừa ung thư cổ tử cung, u nhú bộ phận sinh dục, sùi mào gà...

6.  Tránh những hành vi có nguy cơ gây ung thư:

- Dùng bao cao su khi quan hệ tình dục sẽ giúp tránh nguy cơ nhiễm virus như HPV và HIV cũng như các bệnh lây qua đường tình dục khác. Không dùng chung kim tiêm với người khác vì có thể dẫn đến lây nhiễm HIV, virus viêm gan B, C phòng ung thư gan.

- Tránh tiếp xúc với các hóa chất nông nghiệp và công nghiệp: Các loại chất thải, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp; các loại khí đốt, khói bụi và phụ gia hóa học trong sản xuất công nghiệp không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn gây nguy hại cho sức khỏe của con người.

7.  Khám sức khỏe và tầm soát ung thư định kỳ: Khám sức khỏe tổng quát và tầm soát ung thư định kỳ, đặc biệt những người có nguy cơ cao giúp phát hiện các mầm mống ung thư trong cơ thể ngay cả khi chưa có biểu hiện rõ ràng, từ đó nâng cao hiệu quả điều trị.

 


Tác giả: Phương Thuý (Tổng hợp)
Nguồn:Sở Y tế Lai Châu Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
LIÊN KẾT WEBSITE