Căn cứ Quyết định số: 902/QĐ- UBND ngày 09 tháng 8 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu về việc Đổi tên Bệnh viện Lao và bệnh Phổi thành Bệnh viện Phổi tỉnh trực thuộc Sở Y tế tỉnh Lai Châu;
Căn cứ Quyết định số 2503/2002/QĐ - BYT ngày 01 tháng 7 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Y Tế về việc Ban hành "Quy định chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Bệnh viện Lao và bệnh Phổi trực thuộc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương”; Bệnh viện Phổi tỉnh có chức năng nhiệm vụ như sau:
1. Vị trí chức năng, nhiệm vụ
1.1. Vị trí chức năng
Bệnh viện Phổi tỉnh Lai Châu là đơn vị sự nghiệp y tế, trực thuộc Sở Y tế, có chức năng khám, điều trị nội trú và ngoại trú cho những người mắc bệnh Lao và Bệnh phổi, xây dựng kế hoạch và chỉ đạo triển khai công tác phòng, chống Lao và Bệnh phổi trên địa bàn tỉnh.
Bệnh viện Phổi tỉnh Lai Châu có tư cách pháp nhân, có trụ sở, có con dấu và tài khoản riêng để hoạt động theo quy định của pháp luật.
Bệnh viện Phổi tỉnh Lai Châu được xếp hạng III theo quyết định số : 181/2005/QĐ- TTg ngày 19/7/2005 của Thủ tướng Chính phủ quy định về phân loại, xếp hạng các tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công lập. Quy mô hiện tại 70 giường bệnh và hướng đến 100 giường vào năm 2030.
1.2 Nhiệm vụ
- Khám chữa bệnh
+ Thực hiện khám và điều trị nội trú, ngoại trú cho người mắc bệnh Lao và bệnh Phổi trên địa bàn tỉnh.
+ Tiếp nhận những trường hợp cấp cứu, bệnh nặng, bệnh phức tạp do người bệnh tự đến hoặc do các cơ sở Y tế có liên quan chuyển đến.
+ Tham gia giám định sức khoẻ, và giám định pháp y khi được Hội đồng Giám định y khoa hoặc cơ quan bảo vệ pháp luật trưng cầu trong chuyên ngành Lao và bệnh Phổi.
- Chỉ đạo tuyến
+ Xây dựng kế hoạch trong công tác phòng chống Lao và bệnh Phổi cho nhân đân trên địa bàn tỉnh, trình Gián đốc Sở Y tế và tổ chức triển khai sau khi kế hoạch được phê duyệt.
+ Thực hiện công tác chỉ đạo tuyến, thường xuyên kiểm tra công tác phòng chống Lao và bệnh Phổi của các tuyến dưới, kể cả các cơ sở Y tế ngoài công lập, thực hiện sơ kết và tổng kết theo định kỳ, chỉ đạo y tế cơ sở thực hiện chương trình chống Lao và bệnh phổi tại cộng đồng.
- Phòng bệnh và Giáo dục truyền thông
+ Tổ chức tuyên truyền giáo dục sức khoẻ về chuyên ngành Lao và bệnh Phổi tại cộng đồng.
+ Phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh xây dựng kế hoạch, nôị dung để tham gia với các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn tỉnh. Thực hiện công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao kiến thức phòng chống Lao và bệnh Phổi cho nhân dân trong tỉnh.
- Đào tạo cán bộ
+ Bệnh viện Phổi là cơ sở thực hành cho công tác giảng dạy chuyên khoa.
+ Tham gia đào tạo bồi dưỡng về chuyên môn, cho cán bộ chuyên khoa Lao và bệnh Phổi ở các cơ sở Y tế trên địa bàn tỉnh.
- Nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế
+ Tổ chức thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học và ứng dụng các tiến bộ khoa học thuộc lĩnh vực chuyên khoa Lao và bệnh Phổi ở cấp cơ sở .
+ Nhiên cứu dịch tễ thuộc lĩnh vực chuyên khoa để phục vụ công tác phòng chống Lao và bệnh Phổi tại cộng đồng.
+ Hợp tác về chuyên môn kỹ thuật với các tổ chức, cá nhân nước ngoài theo quy định của pháp luật
- Quản lý kinh tế
+ Có kế hoạch sử dụng các nguồn lực kinh phí đạt hiệu quả, thực hiện nghiêm chỉnh những quy định thu chi ngân sách, thamh quyết toán kịp thời đúng quy định của pháp luật.
+ Tạo nguồn kinh phí từ các dịch vụ Y tế: Viện phí, bảo hiểm y tế, đầu tư nước ngoài, và tổ chức khác.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở Y tế giao.
2. Cơ cấu tổ chức bộ máy
2.1. Lãnh đạo
- Ban lãnh đạo gồm: Giám đốc, không quá 03 Phó Giám đốc .
2.2. Các khoa, phòng thuộc bệnh viện: 13 khoa, phòng
- Phòng Tổ chức -Hành chính
- Phòng Kế hoạch tổng hợp – Chỉ đạo tuyến
- Phòng Tài chính – Kế toán
- Phòng Y tá (Điều dưỡng)
- Khoa Lao Phổi
- Khoa Bệnh Phổi
- Khoa Lao/HIV- Kháng thuốc
- Khoa Lao ngoài phổi
- Khoa khám bệnh đa khoa
- Khoa Chống nhiễm khuẩn
- Khoa Dược – Vật tư Y tế
- Khoa Cận lâm sàng (xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng hô hấp)
- Khoa Hồi sức cấp cứu
2.3. Biên chế:
Tổng số biên chế giữ nguyên số biên chế hiện có của Bệnh viện là 87 biên chế được giao ( trong đó 05 hợp đồng theo NĐ 68/NĐ-CP)
3. Kinh phí hoạt động
- Từ nguồn ngân sách sự nghiệp y tế.
- Từ nguồn viện phí, bảo hiểm y tế.
- Từ nguồn ngân sách của chương trình mục tiêu Y tế - Dân số.
- Từ nguồn tài trợ quốc tế.