A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Chống phá Đảng, từ một cái sai, gây ra hai cái ác cần phải loại bỏ

Trước tác động đa chiều và vô cùng phức tạp của tình hình thế giới, khu vực và trong nước; đặc biệt là sự tác động, ảnh hưởng tiêu cực từ mặt trái của nền kinh tế thị trường, của cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; sự thiếu hụt về “công ăn việc làm”, sự không thỏa mãn về thu nhập, mức sống, nhu cầu về vật chất và tinh thần, đã làm một bộ phận người dân tỏ rõ thái độ thiếu tích cực nếu không muốn nói là tiêu cực, bất ổn vì luôn phải sống trong sự băn khoăn, lo lắng, luôn ca thán, phàn nàn về cái xấu…Từ đó, nảy sinh nhiều ý kiến thắc mắc, kiến nghị với tổ chức đảng cơ sở và chính quyền địa phương về các vấn đề nổi cộm, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống mưu sinh của gia đình họ.

 

anh tin bai

 

Đúng là, sự băn khoăn, lo lắng về cuộc sống hiện tại và tương lai của một bộ phận người dân trước sự thay đổi của thời cuộc đã phản ánh trạng thái tâm lý chung của một bộ phận người dân trong xã hội ta hiện nay. Điều này đã và đang đặt ra sự cần thiết phải lưu lâm nghiên cứu, tìm biện pháp giải quyết, tháo gỡ khó khăn mà tổ chức đảng và các cấp chính quyền nhà nước từ Trung ương đến địa phương đang đảm nhiệm. Đây là “việc cần làm ngay” vì nó đúng với lập trường, quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về sự quan tâm chăm lo đời sống của nhân dân; hết lòng “phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân”; ra sức đấu tranh ngăn ngừa những hành vi sai trái, tiêu cực “từ sớm, từ xa, từ trong trứng nước”; kiên quyết đấu tranh không để bị động, bất ngờ trước mọi tình huống.

 Thực tế chỉ ra rằng, mọi hành vi tiêu cực xuất hiện trong dân chúng, nhất là tâm trạng lo lắng, lời đồn, thông tin chưa được kiểm chứng đều là “mảnh đất mầu mỡ” để các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị lợi dụng, lấy nó làm cái cớ để “sản xuất, chế tạo” các loại tin giả, xuyên tạc sự thật nhằm chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ ta. Từ đó, tán phát các thông tin xấu, độc lên mạng xã hội, gây dư luận xấu trong xã hội. Đó là hành vi “đổ thêm dầu vào lửa” nhằm kích động, xúi giục những người dân thuộc đối tượng này có thái độ, lời nói, việc làm thiếu kiểm soát để chống lại tổ chức đảng, chính quyền nhà nước sở tại, thậm chí một số người có quan điểm đối lập với Đảng, Nhà nước ta đã nâng nó lên thành quan điểm phản động, cáo buộc, vu khống Đảng, Nhà nước ta không có năng lực lãnh đạo công cuôc đổi mới, tung ra các luận điểm sai trái, cho rằng “Đảng Cộng sản Việt Nam đã sai lầm về đường lối chính trị vì cứ khư khư bám giữ chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, một học thuyết đã lỗi thời, vô dụng”, rằng “Người dân muốn sung sướng và dân tộc Việt Nam muốn “cất cánh” nhất thiết phải thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, phải mở rộng dân chủ, nhân quyền”, “phải chấm dứt sự nửa vời của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vì nó đối lập với nhau như nước với lửa”, v.v..

Từ đó, họ tỏ rõ thái độ phản ứng và công khai quan điểm mỉa mai, miệt thị, chống phá Đảng, Nhà nước ta; lấy các câu chuyện về nhân sự, việc kiện toàn bộ máy của Đảng, của Nhà nước, của Quốc hội để cáo buộc “Đảng, Nhà nước, Quốc hội thiếu sự đoàn kết, thống nhất; không có biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo hợp lý vì bận tranh dành quyền lực, mải mê đấu đá, thanh trừng lẫn nhau” để kêu gọi người dân đứng lên làm cuộc “cách mạng màu” nhằm thay đổi chế độ xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta đang xây dựng, thay vào đó là một chế độ xã hội khác, miễn là theo mô hình các nước tư bản phát triển G7 hiện nay. Không ít người đã học đòi, bắt chước, theo đuôi kẻ xấu, hùa theo các trào lưu dân tuý, chủ nghĩa bảo hộ ở phương Tây; ra sức ca ngợi không công cho Mỹ và các nước thuộc khối quân sự NATO…

Do cách tiếp cận thông tin và trình độ nhận thức khác nhau, một số ít cán bộ, đảng viên nhận thức chưa đầy đủ về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của địa phương, đã “theo đuôi kẻ xấu”, biểu hiện sự bức xúc, bất bình, thiếu sự thống nhất, đồng thuận với cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền địa phương về những vấn đề liên quan trực tiếp đến lợi ích của gia đình, của dòng tộc, đã hiểu sai về vấn đề nhân sự, công tác cán bộ, cũng như vấn đề đất đai, môi sinh, môi trường, an toàn thực phẩm, tham nhũng, lãng phí, quan liêu, tiêu cực; những hạn chế, bất cập của ngành y tế, giáo dục, văn hoá, giao thông, giải quyết việc làm, đề bạt, bổ nhiệm, chạy chức, chạy quyền… đã và đang diễn ra, trước hết ở địa phương.

Họ đã theo đuôi dư luận, lên tiếng, đòi “công bằng” cho người dân nhưng lại vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm, quy định nêu gương của cán bộ nên đã thiếu kiềm chế, phát ngôn bừa bãi, có những hành vi sai trái, đã và đang làm xấu hình ảnh người cán bộ, đảng viên của Đảng, “công bộc của dân”, đã châm ngòi, kích động một số phần tử bất mãn đòi thay đổi đổi chế độ, thay đổi tình trạng hiện tồn, tìm cách sống mới trong chế độ khác mà theo họ là tốt hơn, dù họ chưa hiểu nó là gì và thực hiện bằng cách nào.

Dù vô tình hay hữu ý, những cán bộ, đảng viên thuộc diện này đã và đang vi phạm nguyên tắc sinh hoạt của Đảng, đang tự biến mình thành “cái đuôi” của kẻ xấu, bị bọn cơ hội chính trị, bất mãn với chế độ, chống phá Đảng, Nhà nước và Nhân dân mua chuộc, nên đã biến chất, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Nghiêm trọng hơn là vi phạm Quy định số 37-QĐ/TW của Đảng về những điều đảng viên không được làm đến mức tổ chức đảng phải xem xét kỷ luật Đảng, loại ra khỏi hàng ngũ vì không thể để “con sâu quấy rầu nồi canh”.

Đúng là, từ một cái sai, lại thêm hai cái ác: phá hoại đất nước, phản bội nhân dân và phá hoại chính mình, gia đình, dòng tộc của mình. Đó là những người “đội lốt cán bộ, đảng viên”, thể hiện rõ tính “hai mặt” trong lối sống, sinh hoạt hiện nay, thuộc loại cơ hội chính trị. Biểu hiện của họ là trong hội nghị của Đảng thì công khai tin tưởng, trung thành với Đảng; nói và làm theo nghị quyết của Đảng, “sống và làm theo Hiến pháp và pháp luật” nhưng ra khỏi hội nghị lại nói theo cách khác, phát ngôn thiếu chuẩn mực, thậm chí quá đà, “phát tin”, “phao tin” sai tinh thần nghị quyết của Đảng, dùng đủ các kiểu loại ngôn từ để nói xấu, hạ thấp uy tín của đồng chí, đồng đội vì “dám chạm đến lợi ích của mình”.

Mặt khác, họ “ngậm miệng ăn tiền” vì thấy cái sai nhưng không muốn nói, không đấu tranh chống lại quan điểm sai trái vì sợ liên lụy đến bản thân và gia đình. Họ hoạt động ngầm, âm thầm, lặng lẽ rồi kết bè phái, tạo dựng “vây cánh”, tìm “kẽ hở” để làm trái pháp luật, có âm mưu hủy hoại, triệt hạ cán bộ có quan điểm, lợi ích trái ngược với mình, “không thuộc phe cánh”; coi thường cấp dưới, có biểu hiện xa dân, khinh dân. Thậm chí đã đội “mũ ni che tai” để tránh phiền hà, không bị liên lụy. Họ đã vướng vào nhiều điểm trong 27 biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống mà Nghị quyết Trung ương 4 khoá XII của Đảng đã chỉ ra. Hệ quả là một bộ phận người dân vì quá bức xúc, bất bình với các hiện tượng tiêu cực xã hội ở địa phương đã phản ứng lại chính quyền, nhưng được những cán bộ, đảng viên thiếu chuẩn mực “bơm tin”, chỉ dẫn, cung cấp “biện pháp đòi quyền lợi”, đã tập hợp thành đám đông để phản đối tổ chức đảng, chính quyền sở tại, thậm chí “đâm đơn” khiếu kiện tập thể kéo dài, gây rối loại ở địa phương. Lợi dụng tình thế này, các thế lực thù địch, phản động đã kích động người dân “theo đuôi” kẻ xấu, ra mặt chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ, làm rối loạn môi trường chính trị, trật tự an toàn trên địa bàn.

Những hành vi sai trái ấy đã góp “gió thành bão”, là nguy cơ gây hại, cản trở nhiệm vụ xây dựng “thế trận lòng dân” vững mạnh; điều đó đúng với 4 nguy cơ đe dọa sự tồn vong đối với chế độ mà Đảng ta đã nhấn mạnh tại Hội nghị Trung ương giữa nhiệm kỳ Đại hội VII; đến nay nguy cơ này vẫn còn tồn tại, thậm chí còn gay gắt hơn, rất đáng lo ngại, chúng ta phải hết sức cảnh giác, đề phòng.

Để loại bỏ cái sai, chống lại hai cái ác, làm cho cái tốt, cái đúng sinh sôi, nảy nở; mỗi cán bộ, đảng viên chân chính của Đảng phải ra sức phát huy vai trò trong xây dựng “thế trận lòng dân”, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Tiếp tục xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, có phương thức lãnh đạo khoa học, luôn gắn bó mật thiết với Nhân dân; xứng đáng là một đảng cầm quyền, lãnh đạo tiêu biểu về trí tuệ, đạo đức, văn minh của giai cấp công nhân và dân tộc văn minh, văn hiến, anh hùng.

Cùng với đó, đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng phải mẫu mực về thực hành cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, nhất là những người đứng đầu, cán bộ chủ chốt phải nêu gương sáng về đức hy sinh “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”, một lòng vì nước, vì dân; thực hiện tốt Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, gắn với thực hiện thắng lợi Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, XII và Kết luận số 21-KL/TW ngày 25-10-2021 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh; kịp thời ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, quan liêu; thực hiện nghiêm Quy định số 37-QĐ/TW ngày 25-10-2021 về những điều đảng viên không được làm; phát ngôn đúng quy định.

Phát huy tốt dân chủ xã hội chủ nghĩa trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, thực hiện nghiêm “Quy chế dân chủ ở cơ sở”. Có cơ chế đảm bảo cho mọi người dân được tham gia công việc của Nhà nước, của địa phương; thực hiện đồng bộ, thống nhất cơ chế dân chủ trong các hoạt động xã hội – nhà – làng – nước; thực hiện nghiêm túc phản biện xã hội. Đồng thời, giải quyết thấu đáo những vấn đề liên quan “sát sườn” đến lợi ích chính đáng của Nhân dân, nhất là việc làm, thu nhập, tương lai của họ; chống lại mọi hành vi xâm phạm lợi ích của Nhân dân. Đó là phương cách tốt nhất để bác bỏ một cái sai và chống lại hai cái ác đã nêu trên.

 


Tác giả: Dưỡng Bá Nguyên
Nguồn:https://huongsenviet.com/ Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ của chúng tôi thế nào?
Thống kê truy cập
Hôm nay : 343
Tháng 12 : 22.089