A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Hội thảo truyền thông về bệnh không lây nhiễm, giảm ăn muối và COVID-19

Sáng 19/3, Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe Trung ương (Bộ Y tế) phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tổ chức Hội thảo “Truyền thông về bệnh không lây nhiễm, giảm ăn muối và COVID-19. Tham dự Hội thảo có ThS, BS. Hồ Thiên Nga - Phó Giám đốc Trung tâm Truyền thông GDSK Trung ương, TTƯT, BSCKI, Trần Đỗ Kiên - Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, 66 đại biểu thuộc các sở, ban, ngành và 8 Trung tâm Y tế huyện, thành phố.

Phát biểu khai mạc Hội thảo TTƯT, BSCKI, Trần Đỗ Kiên - Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh: Những năm gần đây, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã khuyến cáo về sự gia tăng gánh nặng của bệnh không lây nhiễm (KLN), đặt ra nhiều thách thức lớn đối với sức khỏe trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Thực tế, các bệnh KLN như: Ung thư, tiểu đường, béo phì, tăng huyết áp… đều có thể phòng tránh được thông qua các chương trình tăng cường hoạt động thể chất, thay đổi lối sống. Hiện nay, trên thế giới, dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp khiến trên 122 triệu người mắc COVID-19 tại 218 quốc gia, trong đó trên 2,7 triệu ca tử vong. Thực tế, thế giới ghi nhận những người mắc bệnh KLN có nguy cơ cao bị bệnh nặng và tử vong khi bị mắc Covid-19. Cho đến thời điểm này Việt Nam đã bước đầu kiểm soát tốt đại dịch  Covid-19.

ThS,BS. Hồ Thiên Nga- PGĐ Trung tâm TTGDSK Trung ương Phát biểu tại Hội thảo

 

Về vấn đề vaccine, tại Việt nam tính đến hết ngày 16/3/2021, hơn 16.000 người là các lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch đã được tiêm vaccine đảm bảo an toàn, các trường hợp đã tiêm vaccine đều có tình trạng sức khỏe ổn định. Bộ Y tế khuyến cáo, người dân cần tiêm đủ 2 liều của cùng một loại vắc xin phòng COVID; nên tiêm vắc xin phòng COVID-19 tối thiểu cách 14 ngày với các vắc xin phòng bệnh khác.

Hội thảo đã tập trung thảo luận một số nội dung như: Bệnh KLN và phòng, chống bệnh KLN trong đại dịch COVID - 19; Hướng dẫn hoạt động truyền thông trong việc thực hành giảm ăn muối để phòng, chống tăng huyết áp, đột quỵ và các bệnh không lây nhiễm khác.

 

Mặc dù muối là chất vô cùng cần thiết đối với cơ thể nhưng ăn thừa muối lại là yếu tố nguy cơ chính gây tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, ngoài ra còn làm tăng nguy cơ gây ung thư dạ dày, suy thận, loãng xương và gây những rối loạn khác cho sức khỏe. Tuy nhiên, hiện nay đa số người dân Việt Nam đang ăn thừa muối. Trung bình 1 người trưởng thành tiêu thụ tới 9,4g muối trong một ngày, cao gần gấp đôi so với khuyến cáo của WHO. Trong khi đó, hiểu biết về tác hại do ăn thừa muối và thực hành ăn giảm muối của người dân ở cộng đồng còn hạn chế. 

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo, mỗi ngày người trưởng thành chỉ nên ăn dưới 5 gam muối, tương đương 1 thìa cà phê muối; trẻ em ăn ít muối hơn nữa so với người trưởng thành; người mắc các bệnh như tim mạch, tăng huyết áp, thận cần ăn muối theo hướng dẫn của cán Bộ Y tế. Để giảm ăn muối, mỗi người, mỗi gia đình hãy thực hiện “Cho bớt muối - Chấm nhẹ tay - Giảm ngay đồ mặn”.

 


Nguồn:Trung tâm kiểm soát bệnh tật Tỉnh Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ của chúng tôi thế nào?
Thống kê truy cập
Hôm nay : 700
Tháng 04 : 34.582